Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã ban hành Thông báo rút kinh nghiệm số 19/TB- VC1-KDTM ngày 23/5/2019 đối với vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa: Nguyên đơn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank) với Bị đơn Công ty TNHH STA và Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: ông Mai Xuân C và bà Lưu Thị L; ông Đặng Trọng Đ và bà Lê Thị O; chị Đặng Tố Q, anh Đặng Giang S, anh Đặng Thanh T; Văn phòng công chứng số 3 tỉnh H. Do Tòa án cấp phúc thẩm vi phạm trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật liên quan đến xử lý tài sản thế chấp nên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã quyết định hủy toàn bộ bản án phúc thẩm số 17/2017/KDTM - PT ngày 18/12/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H để giải quyết lại. Cụ thể như sau:

   Thông qua công tác giám đốc thẩm vụ án ĐVN cùng các đồng phạm, phạm tội "Cố ý gây thương tích" bị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã ban hành Thông báo số 25 để trao đổi, rút kinh nghiệm chung.

Thông qua công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm hành chính, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng đã ban hành Thông báo số 10/TB-VC2-V3 rút kinh nghiệm đối với vụ kiện Quyết định hành chính giữa bênkhởi kiện là ông Dương Văn T trú tại 113 Nguyễn Phúc Chu, phường Thành Nhất, thành phố BMT, tỉnh ĐL với bên bị kiện là Uỷ ban nhân dân thành phố BMT, tỉnh ĐL.

Thông qua công tác kháng nghị và kết quả xét xử phúc thẩm vụ án hành chính "Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai", VKSND cấp cao tại Đà Nẵng đã ban hành Thông báo số 11/TB-VKS-HC đến VKSND các tỉnh, thành phố trong khu vực để rút kinh nghiệm.

Thông qua công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Ðà Nẵng đã ban hành Thông báo số 12/TB-VC2-V2 rút kinh nghiệmvụ án “Tranh chấp về quyền sử dụng đất" để Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trong khu vực nghiên cứu rút kinh nghiệm.

Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm vụ án Nguyễn Xuân Thi phạm tội: "Cố ý gây thương tích", bị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm TAND cấp cao tại Đà Nẵng hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng ra Thông báo số 15/TB-VC2-V1 đến các Viện kiểm sát trong khu vực để rút kinh nghiệm chung.

Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm 03 vụ án hình sự bị hủy án để điều tra lại do bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng ra Thông báo số 16/TB-VC2-V1 đến các Viện kiểm sát trong khu vực để rút kinh nghiệm chung.

Thực tiễn cho thấy việc đánh giá để phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin là một quá trình phân tích phức tạp do phải chứng minh yếu tố chủ quan trong ý thức của người phạm tội.

Ngày 16/12/2019, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy (Vụ 4), VKSND tối cao ban hành Công văn số 464 /CV-V4 về việc trả lời những khó khăn, vướng mắc của VKSND địa phương. Trang tin điện tử VKSND tối cao xin tổng hợp các khó khăn, vướng mắc và giải đáp của Vụ 4.

Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm vụ án Nguyễn Văn T, về tội “Trộm cắp tài sản” bị hủy án để điều tra lại do các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và áp dụng sai pháp luật, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng ra Thông báo số 04/TB-VC2-V1 đến các VKSND tỉnh, thành phố nghiên cứu rút kinh nghiệm.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc xác định tư cách người tham gia tố tụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định pháp luật có liên quan; việc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng sẽ dẫn đến việc giải quyết vụ án hình sự không được toàn diện, triệt để. 

      Ngày 01/7/2019, tác giả Hoàng Hữu Sỹ có bài trao đổi nghiệp vụ vướng mắc trong thực tiễn giải quyết vụ án Cố ý gây thương tích đăng trên Trang thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn, với mong muốn cùng có nhận thức đúng đắn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, tôi xin được tham góp một số ý kiến trao đổi đối với vấn đề tác giả Hoàng Hữu Sỹ nêu ra như sau:

      Công tác giám định tư pháp đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý vụ án hình sự. Kết luận giám định là chứng cứ (điểm d, Điều 87 BLTTHS) để xác định có hay không có hành vi phạm tội, cơ chế hình thành dấu vết, tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, những tình tiết liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Đảm bảo việc xử lý vụ việc được chính xác, khách quan và đúng pháp luật.

Công tác kiểm sát thi hành án hình sự là một trong những nhiệm vụ, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện KSND theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo: Việc thi hành, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ. Đây là giai đoạn cuối trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm đảm bảo cho bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án phải được đưa ra thi hành. Do đó, thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục người chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo và án phạt cải tạo không giam giữ là giải pháp hiệu quả trong chính sách pháp luật của Nhà nước ta, đảm bảo cho việc quản lý, giáo dục người phạm tội trở thành công dân tốt có ích cho xã hội, giảm được chi phí quản lý.

      Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, xác định: “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác …”; Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra phương châm: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”; khoản 5 Điều 130 Hiến pháp 2013 quy định: Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo; Điều 18 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 phần về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, tại khoản 2 quy định: Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; Điều 322 BLTTHS năm 2015 có quy định quyền được bào chữa của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, đồng thời quy định trách nhiệm của Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; Chỉ thị số 09/CT-VKSTC, ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSNDTC về tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa; Điều 26 Quy chế công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSNDTC) quy định cụ thể về trách nhiệm tranh luận của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; các Nghị quyết Chuyên đề của Ban Cán sự Đảng VKSND tỉnh Lạng Sơn về: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. Như vậy; đối đáp, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm về hình sự là một yêu cầu khách quan, từng bước đáp ứng các yêu cầu về cải cách tư pháp.

      Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới dài với Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật cũng có chiều hướng gia tăng như tội phạm về ma túy, buôn lậu, buôn bán hàng cấm và đặc biệt là tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em với những diễn biến hết sức phức tạp, thủ đoạn tinh vi.

   Tạm đình chỉ điều tra hình sự được quy định tại Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tại Điểm a Khoản 1 quy định:

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là những phạm nhân đủ điều kiện, có quyết định của Tòa án về tha tù trước thời hạn có điều kiện được tha về, tiếp tục chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của chính quyền địa phương trong thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại.

Page 2 of 4