Theo Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây được viết tắt là BLTTDS), cá nhân, cơ quan, tổ chức do BLTTDS quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong đời sống xã hội, tồn tại nhiều quan hệ pháp luật đan xen vào nhau và gắn chặt với nhau. Một cá nhân, cơ quan, tổ chức thường là chủ thể trong nhiều quan hệ pháp luật đó. Khi một quan hệ phát sinh mâu thuẫn thường kéo theo các quan hệ pháp luật khác mâu thuẫn theo hoặc khi một vài chủ thể trong cùng quan hệ pháp luật cùng mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật đó. Cho nên, khi một tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự của mình sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khác. Chính vì vậy, khi giải quyết yêu cầu khởi kiện, đòi hỏi Tòa án phải đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đó hoặc các chủ thể trong các quan hệ pháp luật khác có liên quan đến quan hệ pháp luật đang tranh chấp. Để đảm bảo quyền khởi kiện của các chủ thể khác tham gia vào vụ án phát sinh từ yêu cầu của người khởi kiện, cũng như giúp giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, BLTTDS quy định cá nhân, tổ chức này có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu khởi kiện của mình trong cùng vụ án. Theo đó, yêu cầu của bị đơn được xác định là yêu cầu phản tố; yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được xác định là yêu cầu độc lập.

     Đa số các tội xâm phạm sở hữu là các tội có tính chất chiếm đoạt. Trong số 13 tội quy định trong chương XIV, BLHS năm 1999 đã có tới 8 tội có tính chất chiếm đoạt, đó là các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm cưỡng đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản. Do đó việc nghiên cứu về yếu tố chiếm đoạt trong tội xâm phạm sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vụ án có liên quan. Trên cơ sở ngiên cứu các tài liệu Tôi xin tổng hợp và nêu quan điểm về vấn đề này như sau:

Ngày 10/11/2014, trên trang thông tin điện tử của ngành Kiểm sát Lạng Sơn có đăng bài viết: “Vướng mắc việc tính án phí dân sự có giá ngạch trong vụ án hình sự” của tác giả Trần Hồng. Sau khi nghiên cứu bài viết này, tôi có quan điểm trao đổi như sau:

    Qua thực tiễn công tác kiểm sát các bản án, quyết định hình sự sơ thẩm và công tác thực hành quyền công tố các vụ án hình sự phúc thẩm, còn có một số vướng mắc không thống nhất về áp dụng pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau về việc tính án phí dân sự có giá ngach trong vụ án hình sự. Tôi xin đưa ra để cùng các đồng nghiệp và bạn đọc trao đổi. Cụ thể như sau:

     Qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự Viện kiểm sát nhân dân tỉnh nhận thấy trong các loại tranh chấp dân sự do Tòa án các cấp thường thụ lý giải quyết, thì tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất là một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất, đây là loại án có tính chất hết sức đa dạng và phong phú, có thể dưới dạng tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất, hoặc các tranh chấp xảy ra trong giao dịch chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, bảo lãnh, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung là quyền sử dụng đất hoặc có thể là tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân có liên quan đến quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.....

     Qua thực tiễn công tác xét xử các vụ án hình sự phúc thẩm, còn có một số vướng mắc không thống nhất về áp dụng pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau về việc người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa. Tôi xin đưa ra để cùng các đồng nghiệp và bạn đọc trao đổi vấn đề như sau:

    Công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự là một trong những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự, bảo đảm việc giải quyết có căn cứ, kịp thời, đúng pháp luật.

       Qua công tác thực tiễn áp dụng pháp luật còn có sự không thống nhất về nhận thức trong việc đánh giá nhân thân người phạm tội và việc áp dụng tình tiết tăng nặng Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng theo điểm e khoản 1 Điều 48 BLHS

Ngày 12/8/2013, tại chuyên mục “Trao đổi nghiệp vụ” của Trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Lạng Sơn có đăng bài viết của tác giả Nông Văn Quảng về vấn đề: “Có bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, về vấn đề thời hạn VKS nghiên cứu hồ sơ, Tòa án trả yêu cầu điều tra bổ sung có bị can tạm giam?”. Qua nghiên cứu bài viết trên, tôi xin có một số ý kiến trao đổi như sau: 

  Trang thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn đăng bài viết trao đổi nghiệp vụ việc Tính lãi suất chậm thi hành án dân sự của tác giả Văn Tiến để bạn đọc và các đồng nghiệp cùng trao đổi. 

    Bài viết của bạn đọc và các đồng nghiệp xin gửi về địa chỉ thư điện tử This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..

     Qua Mục trao đổi nghiệp vụ đăng trên trang thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn của tác giả Nông Văn Quảng: Có bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật Tố tụng Hình sự, về vấn đề thời hạn Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ, Tòa án trả yêu cầu điều tra bổ sung có bị can tạm giam?

   Kháng nghị phúc thẩm nói chung trong các lĩnh vực tố tụng, trong đó có lĩnh vực hình sự là quyền năng pháp lý mà pháp luật chỉ giao cho Viện kiểm sát.

Để định tội danh chính xác đối với A trong vụ án này chúng ta chỉ cần xem xét hành vi khách quan của A.

Ngày 23/8/2013, chuyên mục “Trao đổi nghiệp vụ” của Trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Lạng Sơn có đăng bài viết “Hoàng Văn A phạm tội gì” của tác giả Trần Hồng. Qua nghiên cứu bài viết trên, quan điểm của tôi về vấn đề này là: Hoàng Văn A phạm tội Cưỡng đoạt tài sản, vì những lý do sau:

    Do có mâu thuẫn trong quan hệ tình ái giữa Hoàng Văn A, sinh năm 1990 và Nguyễn Thị T nên khoảng 12h ngày 04/11/2012, khi T đang cùng bạn gái là Lê Thị L ăn phở thì Hoàng Văn A gọi điện thoại cho T rồi đi xe mô tô đến quán chửi mắng T buộc cả hai lên xe mô tô về nhà trọ của A.         

      Điều 7 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 đã qui định các biện pháp ngăn chặn: bắt, Tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo. Đồng thời với qui định các biện pháp ngăn chặn, Bộ luật tố tụng hình sự cũng qui định những người có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào tính chất mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của các bị can, bị cáo để quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp, đảm bảo phục vụ tốt cho việc điều tra, truy tố, xét xử. 

     Ngày 28/ 01/ 2013 VKSND tỉnh Lạng sơn, nhận được đơn tố cáo ghi ngày 16/01/2013 của Chị Phan Thị T, sinh năm 1966 trú tại khu 5, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn v/v Chị bị lừa bán sang Trung Quốc năm 1988 đến nay các đối tượng chưa bị xử lý. Xung quanh vụ việc này còn nhiều ý kiến khác nhau về việc xác định trách nhiệm đối với các đối tượng đã lừa bán chị T sang Trung Quốc bán.

     Trang thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn đăng bài viết trao đổi nghiệp vụ việc xác định tư cách tham gia tố tụng của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong giải quyết vụ kiện kinh doanh thương mại còn có những quan điểm khác nhau của tác giả Ngọc Bích để bạn đọc và các đồng nghiệp cùng trao đổi. 

Page 4 of 4