Ngày 25-11-2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật thi hành tạm giữ, tạm giam Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có nhiều nội dung mới, quy định cụ thể, rõ ràng, tháo gỡ những bất cập, hạn chế; bảo đảm hiệu quả công tác quản lý giam giữ và phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đồng thời bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam, đáp ứng tốt các yêu cầu về cải cách tư pháp, cải cách hành chính hiện nay.

    Công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là một trong những chức năng của Viện kiểm sát nhân dân. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có nhiều nội dung mới quy định về công tác này so với trước đây. Trong phạm vi của bài viết đề cập đến một số điểm mới cần lưu ý để thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo chính xác, kịp thời.

          Công tác thi hành án dân sự là hoạt động trực tiếp liên quan đến quyền về tài sản của đương sự, quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự đươc quy định trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014. Theo đó luật quy định Cơ quan Thi hành án dân sự trực tiếp tiến hành tổ chức thi hành án, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, được quy định trong Bản án, Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 

          Sau một thời gian áp dụng trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các vướng mắc này chủ yếu là ở các quy định mới mà trước đó Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa đề cập đến. 

    Một trong những biện pháp ngăn chặn hết sức quan trọng được áp dụng ban đầu đối với người bị nghi thực hiện hành vi phạm tội đó là tạm giữ. Nhưng do đây là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nên pháp luật Tố tụng hình sự nước ta có những giới hạn về thời hạn áp dụng. Cụ thể thời hạn tạm giữ được quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, như sau:

          Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát điều tra vụ án hình sự, tức là kiểm sát việc khởi tố, điều tra, lập hồ sơ của Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. 

    Ngày 28/02/2018, tôi có bài viết trao đổi nghiệp vụ về “Yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” đăng trên Trang thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn; Ngày 07/3/2018, tác giả Phạm Văn Tiến có bài viết trao đổi đối với bài viết trên. Để rộng đường nghiên cứu và trên tinh thần phản biện khoa học, tôi có một số nội dung trao đổi thêm đối với bài viết của tác giả Phạm Văn Tiến như sau:

    Bản “Cáo trạng” là văn bản do Viện kiểm sát ban hành, trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự ở giai đoạn truy tố, thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, làm cơ sở cho hoạt động tranh tụng, được Kiểm sát viên bảo vệ tại phiên tòa hình sự.Do vậy bản Cáo trạng phải đảm bảo tính có căn cứ và đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng theo yêu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. 

    Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra khi có những lý do và căn cứ theo quy định của pháp luật.

     Trên mục Trao đổi nghiệp vụ của Trang thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn đăng tải bài viết của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, trao đổi về việc giải quyết “Yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Trong bài tác giả cho rằng yêu cầu trên là không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, do đó Tòa án thụ lý yêu cầu khởi kiện này là vi phạm Bộ luật Tố tụng dân sự.

    Thông qua thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, thấy rằng việc giải quyết đối với đơn khởi kiện “Yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” còn có những quan điểm nhận thức khác nhau, xin được nêu ra để các đồng nghiệp và bạn đọc cùng nghiên cứu, trao đổi để có được nhận thức pháp luật đúng đắn, thống nhất.

     Khi tội phạm được thực hiện từ hai người trở lên và hành động có sự liên hệ, tác động lẫn nhau thì trường hợp đó được gọi là đồng phạm. 

     Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trước đây, thì thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc về Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. Đến ngày 20/6/2012 kỳ họp thứ 3 Quốc Hội khóa XIII thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, thì thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được chuyển giao cho Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. Ngày 20/01/2014 Ủy Ban thường vụ Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Để đảm bảo kịp thời việc xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý tại Tòa, Tòa án nhân dân Tối Cao ban hành công văn số 74/TANDTC-KHXX ngày 10/04/2014 về việc xem, xét, quyết định áp dụng các biện pháp hành chính tại TAND và Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐTP ngày 24/12/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối Cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh về xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân. Bên cạnh đó Viện kiểm sát nhân dân Tối Cao ban hành Hướng Dẫn số 17/HD-VKSTC-V12 hướng dẫn công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành pháp lệnh trình tự thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

     Vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã xét xử 02 vụ án liên quan đến hành vi mua bán, vận chuyển pháo nổ theo trình tự phúc thẩm có kháng nghị của Viện Kiểm sát đối với bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân các huyện Văn Lãng và Lộc Bình do áp dụng không đúng tội danh, chấp nhận kháng nghị sửa bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt. Cụ thể:

     Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn đầu của hoạt động điều tra vụ án theo tố tụng hình sự là nhiệm vụ rất quan trọng và nặng nề. Thực hiện tốt Kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, sẽ định hướng đúng cho hoạt động điều tra vụ án thu thập chứng cứ sau này được chính xác, kịp thời. Nhằm đảm bảo mọi tội phạm đã phát hiện đều phải được khởi tố có căn cứ và hợp pháp, tránh được những sai sót, có thể dẫn đến làm oan người vô tội. Hoạt động Kiểm sát tốt trong giai đoạn này cũng là thực hiện đúng Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

   Vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Lý Văn Sắt cùng đồng phạm về tội Cố ý gây thương tích do Tòa án nhân dân huyện Văn Lãng xét xử sơ thẩm bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn kháng nghị do có sai lầm trong áp dụng pháp luật và giải quyết bồi thường dân sự trong vụ án hình sự, hủy toàn bộ bản án để xét xử lại. 

     (Kiemsat.vn) - Trang tin điện tử Kiemsat.vn tiếp tục thông tin đến bạn đọc Phần 4 giải đáp về một số vướng mắc liên quan đến các quy định của BLTTDS tại Hội nghị trực tuyến tập huấn vừa qua được Tòa án nhân dân tối cao tổ chức cho các Thẩm phán, công chức Tòa án về Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua.

     Qua thực tiễn công tác thực hành quyền công tố các vụ án hình sự phúc thẩm và kiểm sát các bản án, quyết định hình sự sơ thẩm, còn có một số vướng mắc chưa thống nhất về áp dụng pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau về việc định tội danh đánh bạc dưới hình thức đánh liêng, đánh ba cây, đánh soóc đĩa…

Page 3 of 4