Điều 89, 103 của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ (gọi chung là người chấp hành án ngoài cộng đồng) được rút ngắn thời gian thử thách của án treo, giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ khi có đủ các điều kiện theo quy định.

Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Nhận thức rõ tính chất phức tạp, đặc thù trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm trên không gian mạng, trong thời gian vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết một số vụ án sử dụng công nghệ cao, tội phạm trên không gian mạng đảm bảo đúng quy định của pháp luật, kịp thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.

Hiện nay khi giải quyết các vụ việc, vụ án về giao thông đường bộ thường gặp một số khó khăn, trong đó việc xác định có hành vi vi phạm và có lỗi hay không, mức độ lỗi, hậu quả như thế nào, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với hậu quả… như việc xác định hành vi đỗ xe ô tô và người tham gia giao thông đâm vào xe ô tô dẫn đến hậu quả chết người có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không và có lỗi hay không? Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật cùng với kinh nghiệm tích lũy của bản thân, tôi đưa ra nhận thức và quan điểm giải quyết như sau:

      Tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, đối tượng phạm tội chủ yếu là ở các tỉnh, thành khác thực hiện tội phạm rồi đưa bị hại đến tỉnh Lạng Sơn để xuất cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở sang Trung Quốc. Tình hình mua bán trẻ em vẫn xảy ra, đặc biệt tội phạm mua bán trẻ em mới sinh, thủ đoạn của tội phạm là: các đối tượng thường lợi dụng những người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn không nuôi được con hoặc không muốn nuôi con sau khi sinh để thực hiện tội phạm, đối tượng phạm tội nói dối là muốn nhận cháu bé làm con nuôi hoặc mang sang Trung Quốc cho làm con nuôi và cho mẹ cháu bé một khoản tiền, sau khi có được cháu bé thì các đối tượng mang sang Trung Quốc bán. Đối với các vụ mua bán phụ nữ thì thủ đoạn của các đối tượng là hứa hẹn để bị hại sẽ tin tưởng như sang Trung Quốc lấy chồng, bị hại sẽ được một khoản tiền gửi về cho gia đình, sau khi đưa được bị hại sang Trung Quốc thì đối tượng phạm tội sẽ bán bị hại cho các đối tượng người Trung Quốc. Đặc biệt trong thời gian gần đây thì dạng tội phạm mua bán “nhân viên” phục vụ quán hát Karaoke xảy ra nhiều, thực tế đã khởi tố, điều tra được một số vụ. Tuy nhiên để giải quyết các vụ án mua bán người cho thấy còn có những khó khăn, vướng mắc và cần có một số lưu ý để có nhận thức đúng trong việc áp dụng pháp luật, cụ thể như sau:

      Bộ Luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định người được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện phải chịu một thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù (khoản 3 Điều 66 BLHS năm 2015). Như vậy, thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là sau khi quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện (quyết định tha tù) có hiệu lực pháp luật, nghĩa là sau 15 ngày kể từ ngày Tòa án ban hành quyết định và cơ sở giam giữ tổ chức công bố quyết định tha tù của Tòa án cho phạm nhân và tiến hành tha phạm nhân.

      Khái niệm đồng phạm được quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự, tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng pháp luật thì việc xác định có đồng phạm hay không đối với từng loại tội và từng vụ án là điều không dễ dàng, bởi mỗi vụ án có những đặc điểm, đặc trưng riêng và có những tình tiết không giống các vụ án khác, vì vậy để việc đánh giá vấn đề đồng phạm được đúng đắn, chính xác thì đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải nắm vững khái niệm, bản chất quy định về đồng phạm. Trong thực tiễn xử lý đối với các loại tội phạm, còn có quan điểm đánh giá về việc có đồng phạm hay không đồng phạm và mức độ chịu trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm là khác nhau. Xin nêu tóm tắt một dạng vụ án có đồng phạm về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự, để cùng trao đổi.

      Việc bắt, tạm giữ hình sự là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, nhằm ngăn chặn người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, qua đó cũng phát hiện, thu giữ những dấu vết, vật chứng, công cụ, phương tiện phạm tội đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm kịp thời, đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc bắt, tạm giữ hình sự ảnh hưởng đến quyền con người nên trong quá trình thực hiện cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật như: Các căn cứ bắt, tạm giữ hình sự; thẩm quyền, thủ tục bắt, tạm giữ hình sự; các chế độ, quyền của người bị bắt trong quá trình bắt, tạm giữ hình sự. Kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự là một phần trong khâu công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam nói chung, nhằm thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân đã được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đó là đảm bảo việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị, người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam. Vai trò Viện kiểm sát ở đây là cán cân đảm bảo cân bằng giữa một bên là quyền lực nhà nước (Quyền bắt, tạm giữ hình sự của Đồn Biên phòng) một bên là quyền và lợi ích hợp pháp, quyền con người (tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm…) của người bị bắt, bị tạm giữ.

      Điều 125 Bộ luật Hình sự quy định tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và Điều 135 tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thực tế áp dụng pháp luật việc xác định tình tiết kích động mạnh hay không kích động mạnh để xử lý theo hai điều luật này gặp không ít khó khăn, khó khăn chủ yếu là xuất phát từ bản chất và nội hàm của tình tiết này dẫn đến có những nhận thức và cách hiểu khác nhau, vì vậy dẫn đến xu hướng là không mạnh dạn, tự tin và quyết đoán trong việc áp dụng hay không áp dụng tình tiết phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thực tế cho thấy việc xử lý theo các Điều 125, 135 Bộ luật Hình sự là rất hạn chế. Điều này đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn giải quyết các vụ án giết người và gây thương tích để có sự nhận thức chung thống nhất về tình tiết phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Dưới đây là một vụ án còn có quan điểm khác nhau về tình tiết kích động mạnh xin được nêu ra để cùng trao đổi:

Bảo lĩnh là 1 trong 8 biện pháp ngăn chặn (Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) được Cơ quan điều tra áp dụng trong giai đoạn điều tra vụ án. Để thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự trong quá trình điều tra vụ án khi áp dụng biện pháp ngăn chặn cho bảo lĩnh đối với bị can, Kiểm sát viên nghiên cứu, thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan, cụ thể:

Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là thực hiện kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS). Tại Khoản 4 Điều 27 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định về việc tham gia phiên tòa, phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật và tại Điều 262 BLTTDS quy định phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, trong đó: Phát biểu về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, người tham gia tố tụng kể từ khi thụ lý đến trước khi Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết nội dung vụ án.Việc phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm là rất quan trọng để Hội đồng xét xử xem xét, quyết định trước khi tuyên án và được làm căn cứ để Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị sau phiên toà. 

 

 
Thông qua giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Trương Xuân P cùng đồng phạm, phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, bị huỷ để điều tra lại, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng thấy cần thông báo để VKSND địa phương trong khu vực rút kinh nghiệm chung.

 

 

Ngày 23/6/2020, VKSND tối cao ra Thông báo số 467/TB-VKSTC để VKSND cấp cao 1, 2, 3, VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rút kinh nghiệm kiểm sát việc giải quyết vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản. Nội dung cụ thể như sau:

Để bảo vệ quyền của những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nói riêng và quyền của những người thừa kế khác trong việc hưởng di sản thừa kế của cá nhân nói chung, sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần phải được chú trọng. Bài viết này, tác giả làm rõ các quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thông qua công tác kháng nghị và kết quả xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án kinh doanh thương mại về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản do cầm cố”, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng nhận thấy quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm có một số vi phạm dẫn đến vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự, nên cần thông báo rút kinh nghiệm như sau:

Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm vụ án Lê Thị T cùng đồng phạm, phạm tội “Vận chuyển hàng cấm” bị huỷ án để xét xử sơ thẩm lại, VKSND cấp cao Đà Nẵng đã ban hành Thông báo rút kinh nghiệm để các Viện kiểm sát trong khu vực rút kinh nghiệm chung. Nội dung thông báo như sau:

Kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là nội dung quan trọng nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự. Bài viết này, tác giả tập trung đánh giá những khó khăn, đề xuất cơ chế thực hiện và kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra này trong thực tiễn.

Thông qua công tác kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng đã ban hành Thông báo rút kinh nghiệm vụ án "Tranh chấp quyền sử dụng đất" bị Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm để xét xử lại sơ thẩm; cụ thể như sau:

(BVPL) - Kỹ năng giao tiếp của Kiểm sát viên trong tranh tụng tại phiên tòa, theo chúng tôi đó là khả năng Kiểm sát viên sử dụng những tri thức của bản thân một cách nhuần nhuyễn, có hiệu quả vào hoạt động tranh tụng tại phiên tòa trên nền những kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất định trong hoạt động tranh tụng

Ngày 30/3/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC hướng dẫn về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhằm kịp thời góp phần phòng, chống dịch bệnh hiện nay. Theo đó:

Page 1 of 4